Lượt xem: 877

Nguyên lý hoạt động của cảm biến quang

Cảm biến quang có nhiều ưu điểm nổi bật khiến chúng được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về sản phẩm này nhất là về phần nguyên lý hoạt động. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của Cảm biến quang nhé!

Các lọai cảm biến quang thông dụng

Lọai 1: Cảm biến quang thu phát chung

Lọai 2: Cảm biến quang thu phát riêng

Lọai 3: Cảm biến quang thu phát qua gương

Các lọai cảm biến quang trên đều họat đông theo nguyên lý phản xạ ánh sáng.

Lọai 1: Cảm biến quang thu phát chung được cấu tạo gồm một led hồng ngọai thu và một led hồng ngọai phát. Khi có vật thể tác động vào vùng phát tia sẽ làm phản xạ lại ánh sáng tác động vào led thu. Lúc này led thu sẽ tác động vào Transistor để out tín hiệu.

Lọai 2: Cảm biến quang thu phát riêng, lọai này led hồng ngọai phát và led hồng ngọai thu được đặt riêng biệt ở hai phía đối xứng,khi có vật thể đi qua giữa hai led làm gián đọan ánh sáng, led phát không nhận được ánh sáng sẽ tác động out tín hiệu.

 

Lọai 3: Cảm biến quang thu phát qua gương, led phát sẽ phát tia hồng ngọai vào gương phản xạ, ở trạng thái không có vật thể đi vào vùng tia thì ánh sáng sẽ được gương phản xạ về led thu, khi có vật thể đi vào vùng phát tia sẽ làm gián đọan tia sáng về led thu, lúc này led thu không còn nhận được ánh sáng nữa sẽ kích họat transistor out tín hiệu.

Trong Cảm biến quang thì có nhiều các linh kiện quang điện hợp thành. Khi có một hay nhiều ánh sáng khác nhau chiếu vào các tế bào quang điện thì bề mặt của chúng sẽ thay đổi tính chất. Lúc này thì từ tín hiệu quang sẽ được chuyển đổi thành tín hiệu điện,điều này nhờ vào chức năng hiện tượng phát xạ điện tử ở cực catot (cathode) khi có các nguồn ánh sáng chiếu vào.

Trên đây là những chia sẻ của Hưng Phú về nguyên lý hoạt động của Cảm biến quang. Hy vọng với những thông tin trên các bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại Cảm biến đặc biệt này.